Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

10 thông số quan trọng giúp bạn lựa chọn một bộ máy tính

Khi chọn mua một thiết bị máy tính cần chú ý tới các thông số cơ bản mà  không phải khách hàng đi mua nào cũng biết và hiểu điều đó. Shop Q&D chia sẻ cùng ae những thành phần cơ bản để lựa chọn cho mình một sản phẩm máy tính hiệu quả.

1-Bộ vi xử lý (CPU)

CPU là một trong những thành phần quan trọng nhất của một máy tính. Bộ vi xử lý sẽ quyết định đến kích thước và hình thù của máy tính cũng như quyết định đến cả giá thành của nó. Nhìn chung, các CPU có tốc độ clock càng cao thì hiệu suất càng lớn - và tất nhiên là có giá thành cao. Hệ thống 3.46GHz Core i5-670 đánh gục hệ thống 2.93GHz Core i3-530, tuy nhiên cần trả chi phí gần như gấp đôi để có được tốc độ đó. Một chi tiết kỹ thuật khác cần phải xem ở đây là kích thước cache: Có thể nói "càng nhiều càng tốt", ở đây Core i3 và Core i5 đều có 4MB cache, trong đó các chip Core i7 hiệu suất cao có đến 6MB hoặc 8MB cache.
Các máy tính Compact và một số máy tính all-in-one (tất cả trong một) sử dụng các bộ vi xử lý khá yếu chuyên dành cho các máy netbook hoặc notebook. Tuy nhiên dù chỉ có mức hiệu suất thấp so với các bộ vi xử lý desktop khác nhưng các máy tính này có ưu điểm là phát sinh ít nhiệt lượng, đây là một đặc điểm làm cho loại máy tính này trở nên khác biệt với các loại khác. Một máy tính được đóng gói bộ vi xử lý Atom sẽ cho hiệu quả tốt hơn với những công việc có liên quan đến xử lý văn bản hay lướt web, tuy nhiên nó vẫn có những hạn chế đôi chút cho việc giải trí (media playback).
Dòng Clarkdale mới đối với các bộ vi xử lý desktop Core i3 và Core i5 của Intel thường xuất hiện trong các hệ thống budget và mainstream. Hầu hết người dùng đều sẽ thấy hài lòng với các bộ vi xử lý này vì chúng cung cấp mức hiệu suất dual-core và giá thành có thể chấp nhận được. Còn lại các chip Core i3 có giá thành rẻ hơn, các model loại này cũng tiêu tốn ít năng lượng hơn, vì vậy giá cả của chúng cũng thấp hơn.
Các chip Core i7 lõi tứ (quad-core) nhắm đến các đối tượng người dùng muốn có một bộ xử lý mạnh thực sự. Nếu là người chơi các game có yêu cầu đồ họa cao hoặc dựng video, audio thì chắc chắn bạn sẽ có rất nhiều lợi thế từ Core i7. CPU Core i3 mức thấp nhất cũng có thể đảm nhiệm một cách dễ dàng các nhiệm vụ tính toán cơ bản và nằm trong phạm vi giá cả có thể chấp nhận được. Các bộ vi xử lý dual-core Pentium và Celeron là các bộ vi xử lý có giá thành thấp nhất.
Các chip này xuất hiện trong các máy tính budget, bắt đầu với giá 400$. Các máy tính bàn thường sử dụng các bộ vi xử lý của Intel hoặc AMD. Trong đó Intel thể hiện sự vượt trội hơn về hiệu suất so với AMD, tuy nhiên AMD cũng có các mức giá khá linh hoạt cho các chip lõi đôi và lõi tứ. Nếu đang tìm kiếm một máy tính budget có hiệu suất với chip lõi tứ, khi đó những lựa chọn của AMD rất đáng để bạn quan tâm.
·         2
2-Card đồ họa

Khối xử lý đồ họa (GPU - graphics processing unit) chịu tránh nhiệm cho mọi thứ mà bạn thấy trên màn hình, dù chơi game, xem video hay xem bất cứ một thứ gì đó trên màn hình bạn thấy.
Nếu không quan tâm đến việc chơi game trên máy tính, bạn có thể chọn cho mình một máy tính có chip đồ họa tích hợp trên bo mạch chủ - hoặc trong bản thân CPU như các chip dòng Clarkdale Core i3 và Core i5. Chip đồ họa tích hợp được ra đời với mục đích làm giảm giá thành cho hệ thống, nhưng chúng vẫn cho phép máy có đủ sức mạnh để chạy các game đơn giản hay xem các đoạn video Flash với độ phân giải cao. Các chip đồ họa tích hợp của Intel được sử dụng rộng rãi hơn cả, tuy nhiên một số máy tính sử dụng các chip đồ họa Ion nVidia vẫn có được hiệu suất đồ họa khá tốt.
Nếu có kế hoạch render nội dung video có độ phân giải cao hoặc chơi các game như BioShock 2, khi đó bạn cần có một card đồ họa rời. Các card đồ họa rời thường được cắm trong khe PCIe x16 trên bo mạch chủ và cung cấp hiệu suất cao hơn đáng kể so với các chip đồ họa tích hợp. Cả ATI và nVidia đều cung cấp khá nhiều sự lựa chọn cho người dùng. Có khá nhiều các thông tin, tuy nhiên nguyên tắc cơ bản là số càng cao thì hiệu suất càng cao và đi cùng với nó là giá thành cũng cao. Các biến như khả năng tiêu hao điện, kích thước và loại bo mạch chủ (những thứ có thể hạn chế card đồ họa nào bạn có thể sử dụng) sẽ giúp bạn quyết định được GPU nào phù hợp với mình.
Những người chơi game chuyên nghiệp có thể chọn hệ thống nhiều card đồ họa bằng cách sử dụng công nghệ CrossFire của ATI hay SLI của nVidia. Cả hai lựa chọn này đều cung cấp mức hiệu suất khá lớn. Mặc dù vậy bạn phải trả thêm chi phí để có được hiệu suất đó: Giá cho các card đồ họa tối tân này thường khoảng từ 200$ đến 400$.
·         3
3-Bộ nhớ Ram

Nếu sử dụng máy tính cho duyệt web hoặc email (với hệ điều hành Windows XP hoặc Windows 7), 2GB RAM là đủ đối với nhu cầu của bạn lúc này. Và chắc chắn một điều rằng, càng nhiều RAM, bạn càng có thể chạy được nhiều chương trình đồng thời hơn và cải thiện được tốc độ và hiệu suất cho máy tính. Các hệ thống ngày nay thường có tối thiểu 4GB RAM, mặc dù vậy một số máy tính nhỏ hoặc một số hệ thống budget đôi khi vẫn bị hạn chế ở 2GB hoặc 3GB RAM.
Nếu muốn chạy nhiều nhiệm vụ cách đồng thời hoặc chơi game, khi đó hãy chọn cho mình một hệ thống có tối thiểu 4GB RAM. Trong trường hợp cần chỉnh sửa ảnh hoặc dựng video có độ phân giải cao, bạn cần phải có các hệ thống hiệu suất cao với nhiều dung lượng RAM có thể lên đến 8GB hoặc 16GB.
Khi ra cửa hàng mua RAM, bạn cần lưu ý đến hai kiểu RAM: DDR2 và DDR3. Trong hai kiểu này, DDR3 có tốc độ truy xuất nhanh hơn và vì vậy giá cũng đắt hơn. Thêm vào đó cũng cần để ý đến tốc độ clock, giống như các bộ vi xử lý, tốc độ xung clock cũng được thể hiện bằng đơn vị MHz. Và tất nhiên số MHz càng cao chắc chắn sẽ càng tốt.
Cần lưu ý nếu muốn mua hơn 4GB RAM thì hệ thống của bạn cần phải được cài đặt hệ điều hành Windows 7 64-bit của Microsoft; lý do là hệ điều hành 32-bit chỉ nhận được dung lượng RAM ít hơn 3GB (bất kể RAM loại gì).
Nếu bạn muốn tự mình nâng cấp máy tính, cần xem bo mạch chủ của hệ thống có hỗ trợ các modul cắm RAM hay không. Kiểm tra các chi tiết kỹ thuật của máy tính để xem có bao nhiêu bộ kết nối DIMM; thông tin này có thể tìm thấy trong trang chi tiết kỹ thuật của hệ thống.
·         4
4-Case

Một case tốt có thể làm cho công việc hàng ngày của bạn được dễ dàng và có thể đơn giản hóa được các nhiệm vụ như nâng cấp và bảo dưỡng các thành phần tại nơi làm việc. Case máy tính được thiết kế tốt sẽ cho phép dễ dàng truy cập vào bên trong mà không cần dùng đến công cụ phụ trợ, các ổ đĩa cứng được gắn trên các giá trượt vào/ra một cách dễ dàng, có sẵn các cổng USB chờ nhằm tạo điều kiện dễ dàng truy cập, thêm vào đó là các khe cắm RAM, cáp mã màu cho các thành phần bên trong và bên ngoài.
Phổ biến nhất đối với các case là các thiết kế minitower và tower sử dụng ATX. Chi tiết kỹ thuật ATX sẽ xác định nơi định vị các đấu nối ở mặt sau của bo mạch chủ (các lỗ được đục trước trong case) cũng như các chi tiết khác như phần đặt nguồn cấp.
Các hệ thống nhỏ hơn có thể sử dụng case Micro-ATX, loại case này vẫn có chi tiết kỹ thuật ATX nhưng có ít khe mở rộng hơn. Case Mini-ITX có kích thước nhỏ hơn; các bo mạch Mini-ITX thường xuất hiện trong các máy tính nhỏ, đây là những máy tính chạy khá tĩnh và hiệu suất thấp (lựa chọn tuyệt vời cho các máy tính đặt tại phòng nhạc trong gia đình).
·         5
5-Hệ điều hành
Đã có đến 10 năm tuổi nhưng Windows XP vẫn tỏ ra hết sức hữu ích - thậm chí trên cả một số hệ thống mới. Tuy nhiên hầu hết các hệ thống trên thị trường ngày ngày đều sử dụng Windows 7. Hệ điều hành mới nhất của Microsoft này đã nhận được những đánh giá hết sức tích cực và có rất nhiều cải thiện so với kẻ tiền nhiệm Windows Vista. Microsoft bán ra có đến 6 phiên bản Windows 7khác nhau, tuy nhiên chỉ có ba bản - Windows 7 Home Premium, Windows 7 Professional và Windows 7 Ultimate - được cài đặt sẵn đối với hầu hết người mua desktop. Windows 7 Home Premium, phiên bản có giao diện người dùng Aero Glass, thêm vào đó là một số cải tiến về Windows Media Center. Nhóm người dùng Advanced có thể sử dụng phiên bản Windows 7 Professional, phiên bản có mức giá vào khoảng 75$ đến 100$ cho mỗi cài đặt; Windows 7 Professional cung cấp một số tính năng đã được cải thiện về bảo mật và in ấn, phù hợp với nhiều người dùng doanh nghiệp.
Windows 7 Ultimate - có giá khoảng 150$ - là sự lựa chọn tốt đối với những người dùng thực sự có những đòi hỏi chuyên sâu hoặc trong các doanh nghiệp. Trong phiên bản này, người dùng sẽ có các công cụ mã hóa và kết nối mạng hết sức phong phú.
Tiếp nữa, nếu bạn sẽ sử dụng một hệ điều hành 32-bit, nên nhớ rằng lúc này máy tính của bạn chỉ có thể sử dụng tối đa 3GB RAM, cho dù các thành phần trong hệ thống của bạn có tối tân thế nào đi chăng nữa. Trong trường hợp này, bạn cần chọn cho mình hệ điều hành 64-bit, lúc đó bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn thoải mái cho việc nâng cấp máy sau này.
·         6
6-Ổ cứng

Để có được dung lượng hợp lý, bạn nên chọn cho mình một ổ cứng khoảng 320GB (tuy nhiên cơ bản vẫn tùy thuộc vào mục đích và túi tiền của bạn). Các máy tính nhỏ thường có dung lượng ổ cứng khoảng 160GB. Đối với các máy tính performance, cấu hình tối tân của dòng máy này có thể cho bạn có được dung lượng ổ cứng lên đến 2TB, cùng với đó là các lựa chọn RAID cho dự trữ dữ liệu (RAID 1) hoặc tối ưu hóa tốc độ (RAID 0), hoặc tùy chọn kết hợp giữa SSD với một HD.
Khi đi mua máy tính, bạn cần kiểm tra các chi tiết kỹ thuật của nó để xem hệ thống của bạn có bao nhiêu khe chứa ổ cứng 2.5-inch bên trong case. Nhiều máy tính cỡ nhỏ và máy tính all-in-one hạn chế bạn ở con số một khe chứa. Khi bổ sung các ổ cứng bên trong, bạn có thể lưu trữ thêm dữ liệu, tạo các mảng RAID để bảo đảm dữ liệu trong những lần bị lỗi phần cứng.
Hầu hết các ổ cứng ngày nay đều có model Serial ATA-300, với tốc độ vòng quay lên đến 7200 rpm (vòng trên phút). Khi đi mua, bạn cần quan tâm đến con số này: Các máy tính cỡ nhỏ thường sử dụng các ổ cứng 2.5-inch với tốc độ 5400 rpm. Mặc dù với các ổ cứng này bạn có thể tiết kiệm được một chút về chi phí nhưng ngược lại phải gánh chịu về hiệu suất khi thực hiện rất nhiều nhiệm vụ trên đĩa cứng. Với những người thực sự quan tâm tốc độ của ổ cứng hơn là dung lượng, dòng ổ cứng VelociRaptor của Western Digital có thể cung cấp các ổ cứng có tốc độ lên đến 10,000 rpm, tuy nhiên dung lượng tối đa chỉ khoảng 300GB.
Một lựa chọn khác cho những người mua thích có các ổ cứng tốc độ là SSD (solid state drive). Giá thành cho các loại ổ cứng này còn khá cao so với các ổ cứng truyền thống, tuy nhiên chắc chắn bạn sẽ có được hiệu suất như ý. Một số nhà sản xuất máy tính sử dụng SSD làm ổ khởi động và nối sau là các cổ cứng thông thường. Khi đó ổ SSD được sử dụng để lưu trữ các ứng dụng và hệ điều hành, còn ổ HDD dùng để lưu trữ dữ liệu và các file cài đặt.
·         7
7-Kết nối mạng
Thời của kết nối dial-up đã qua, thay vào đó là các kết nối băng thông rộng tốc độ cao được cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ mạng. Tuy nhiên bạn vẫn có thể tối đa hóa kết nối máy tính của mình bằng cách chọn đúng các tùy chọn kết nối. Các tùy chọn này khá rõ ràng: chạy dây hay không dây.
Các hệ thống đi với kết nối Ethernet chạy dây thường có băng thông lớn hơn các hệ thống sử dụng kết nối không dây. Tuy nhiên kết nối không dây lại là một tùy chọn khá hấp dẫn đối với các máy tính nhỏ, hệ thống all-in-one và một số hệ thống tower và minitower.
Nếu không thích cột chặt dây vào máy tính của mình với cáp mạng ethernet, bạn có thể lựa chọn giải pháp wireless và sử dụng chuẩn 802.11n; đây là chuẩn wireless mới nhất và cho hiệu suất tốt hơn so với các chuẩn cũ 802.11b/g. Tuy nhiên ở góc độ nào đi nữa thì hiện hiệu suất của hệ thống không dây vẫn có những hạn chế nhất định. Do đó nếu bạn có kế hoạch sử dụng máy tính để tải các nội dung Internet có độ nét cao từ các site như Hulu và Netflix, hãy sử dụng các kết nối chạy dây để có được hiệu suất tốt nhất.
·         8
8-Bàn phím và chuột

Bàn phím và chuột là các thiết bị khá quan trọng, vì vậy hãy chọn ra những thiết bị nào phù hợp với công việc và sở thích của bạn. Nếu mua máy tính qua mạng, cần cân nhắc những gì mà hãng gợi mở:
Bạn có thể chọn được các thiết bị phù hợp với mình hơn bằng cách đi tìm hiểu tại các cửa hàng máy tính gần đó, sau đó mới đặt hàng một cách chắc chắn. Hầu hết các thuộc tính vật lý của bàn phím và chuột hoàn toàn phụ thuộc vào cảm giác của mỗi người, vì vậy bạn cần lưu ý đến nơi và cách mình sử dụng máy tính. Mỗi hệ thống đều có tối thiểu một bộ bàn phím và chuột, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể đưa ra các lựa chọn khác của mình để thay thế hoặc bổ sung. Nếu cần sử dụng một máy tính nhỏ để stream media, bạn có thể chọn bộ bàn phím và chuột không dây, nhẹ nhàng, hoặc bộ bàn phím không dây có kèm chuột, đây là lựa chọn giúp bạn có thể làm việc từ các tư thế không thoải mái. Khi đi mua, cần xem xét các phím media trên bàn phím.
Những bàn phím có các phím chức năng trợ giúp cho việc nghe nhạc hoặc xem video và sẽ rất tiện lợi khi sử dụng. Nếu có kế hoạch mua máy tính tower, lúc này chắc chắn bạn cần phải chuẩn bị cho mình một không gian khá rộng rãi để có thể đặt chuột và bàn phím. Nếu bạn là một fan cuồng game, khi đó bạn hãy chọn các bàn phím và chuột của các hãng như Razer và Logitech. Đây là các hãng cung cấp khá nhiều tính năng giúp bạn có thể cải thiện được hiệu suất chơi game.
·         9
Ổ ngoài

Ngày nay quả là có rất nhiều sự lựa chọn về công nghệ ổ ngoài. Các ổ CD ROM đơn thuần ngày xưa dường như đã hết thời, thay thế vào đó bạn cần có những thiết bị có thể đọc và thêm nữa là ghi DVD hoặc Blu-ray. Đây là những thiết bị cho phép bạn có thể ghi dữ liệu của mình trên các đĩa dung lượng cao và xem phim từ các đĩa DVD, Blu-ray. HP và các công ty khác đã tung ra thị trường rất nhiều ổ media di động, giá bán từ dao động từ 100$ đến 250$.
Các model ổ cứng này có thể sử dụng kết nối cáp USB, tuy nhiên được thiết kế để đặt vừa khe chứa ổ CD-ROM trong các model máy bàn. Các ổ cứng di động này tỏ ra rất phù hợp với những ai muốn bảo vệ dữ liệu, tránh những mất mát từ việc lỗi ổ cứng và có thể chứa được rất nhiều nội dung.
·         10
Âm thanh

Hệ thống âm thanh tích hợp trên các bo mạch chủ của các máy tính ngày nay thường hỗ trợ chuẩn 5.1. Hệ thống này có thể đáp ứng được yêu cầu của những người không muốn tốn nhiều tiền về hệ thống âm thanh cho máy tính. Tuy nhiên một card âm thanh chuyên dụng sẽ cải thiện được rất nhiều về chất lượng âm thanh, bổ sung thêm các hiệu ứng môi trường phong phú cho các game, cho phép cải thiện hiệu suất khi ghi và trộn âm thanh.
Hầu hết các máy tính trên mức budget đều có bo mạch chủ tích hợp hệ thống âm thanh 7.1. Nếu bạn muốn mua một máy tính có card đồ họa tích hợp, hãy tìm kiếm các model có bộ vi xử lý đồ họa, đây cũng là model có cung cấp hệ thống âm thanh HD 7.1.
Card âm thanh có thể làm tăng giá khởi điểm của một máy tính từ 40$ đến 80$, phụ thuộc vào công nghệ nó sử dụng. Những card tối tân có thể có giá lên đến hơn 200$, tuy nhiên những card này thường nhắm đến các đối tượng game thủ và các chuyên gia về âm thanh, đây là những người cần đến các hiệu ứng 3D để tăng tính hoành tránh cho game và chương trình của họ.
Nếu muốn chọn cho mình một card âm thanh, cần bảo đảm bo mạch chủ của mình có khe cắm PCI hoặc khe PCI-Express, phụ thuộc vào các yêu cầu của card mà bạn đã chọn. Các chi tiết kỹ thuật của nhà sản xuất cho máy hoặc bo mạch chủ bạn mua sẽ liệt kê các khe nó cung cấp. Như tất cả các tùy chọn nâng cấp, hãy so sánh giữa các cửa hàng trước khi bạn đỗ lại ở một card âm thanh hoặc bộ loa nào đó. Bạn có thể tìm thấy những lựa chọn tốt hơn ở đâu đó. Thêm vào đó nếu tự đi mua card âm thanh, bạn cần phải mở hệ thống của mình và cài đặt card.
Loa nghe hoàn toàn mang tính cá nhân và phụ thuộc vào kích thước vật lý của phòng bạn đặt máy tính. Những vấn đề này có thể gây ra nhiều hạn chế nhất định. Các máy tính thông thường đều có đầu ra âm thanh hệ tương tự, tuy nhiên cũng có một số model có các kết nối quang và cho phép giảm được số lượng cáp cần kết nối.
Nhiều máy tính all-in-one có thanh gắn loa được đính vào màn hình. Âm thanh phát ra từ các loa được đặt ở đây phụ thuộc vào các model, nhìn chung chất lượng hơi na ná giống với âm thanh trên các laptop, tuy nhiên bạn có thể có được độ sâu và độ phong phú hơn từ các model đắt tiền hơn. Nếu không quan trọng về chất lượng âm thanh thì hệ thống này có thể làm hài lòng bạn, các loa đi kèm này có thẻ đáp ứng được chất lượng âm thanh của hệ thống HDTV. Tuy nhiên nếu bạn có kế hoạch sử dụng máy tính all-in-one của mình như một máy nghe nhạc chuyên dụng thì bạn có thể chọn các hệ thống loa chuyên dụng có hỗ trợ subwoofer.

Nguồn: lamsao.com

Từ tìm kiếm trên Google bạn nhé: shopmaytinhqd
Các bạn xem thêm:   


Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016

Các nguyên nhân làm hỏng phần cứng máy tính

Sử dụng máy tính hiệu quả thì ngoài việc cẩn thận trong quá trình sử dụng thì ae cũng cần có thêm những kiến thức cơ bản khác nữa. Shop máy tính Q&D chia sẻ cùng ae các nguyên nhân gây hại tới phần cứng máy tính, rất cơ bản sau.
Tất cả những chiếc máy tính PC đều có tuổi thọ nhất định. Bạn sẽ sớm nhận ra điều này mỗi khi chúng: ngày một ì ạch hơn, ồn hơn, và bắt đầu xuất hiện những cửa sổ báo lỗi mà chẳng vì lý do nào.



Tất cả những chiếcmáy tính PCđều có tuổi thọ nhất định. Bạn sẽ sớm nhận ra điều này mỗi khi chúng: ngày một ì ạch hơn, ồn hơn, và bắt đầu xuất hiện những cửa sổ báo lỗi mà chẳng vì lý do nào.
Tuy nhiều điều may mắn là hầu hết các vấn đề về tuổi thọ trên PC hay máy tính cá nhân đều có thể xác định và chuẩn bị cách khắc phục từ trước. Do đó, để chiếc máy tính thân yêu của mình có thể hoạt động được lâu dài, bạn tốt nhất là nên bắt tay vào bảo trì chúng theo các bước dưới đây.

Hệ thống lọc gió



Nhiệt độ là kết quả sau quá trình vận hành của máy tính, nhưng cũng đồng thời là yếu tố lớn nhất có thể gây ảnh hưởng tới chiếc PC của bạn. Cụ thể, nhiệt độ cao sẽ khiến máy tính hoạt động không được như hiệu suất mong muốn mà còn chậm ì ạch, giảm tuổi thọ, thậm chí gây hỏng các linh kiện trên máy. Đối với laptop, máy nóng khiến pin thụt giảm nhanh chóng.

Để hạn chế điều này, các mẫu máy tính đều được đi kèm với một hệ thống thông gió bao gồm quạt và các khe thông gió. Bên cạnh việc giữ cho hệ thống lọc gió này hoạt động ổn định, người dùng cũng nên lưu ý tới vị trí đặt PC/laptop. Nếu bạn đặt chúng ở dưới ngăn bàn, hoặc sát góc tường, rất có khả năng thông gió của máy sẽ bị ảnh hưởng do các luồng khí nóng không thoát ra được, và luồng khí mát không vào được bên trong.

Ở một số laptop, khe thông gió của máy lại nằm ở phía mặt dưới. Do đó bạn cần kê chiếc laptop lên cách mặt bàn một khoảng, hoặc sử dụng các sản phẩm đế tản nhiệt để làm mát cho máy.

Bụi bẩn

Vấn đề máy tính bám bụi không chỉ làm cách linh kiện bên trong bị kém tiếp xúc, mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề lưu thông gió. Cụ thể, bụi bẩn sẽ bám lại ở các khe kẽ, quạt thông gió và khiến chúng không thể làm mát cho hệ thống. Bị bám bụi cũng khiến các bộ phận quạt hoạt động vượt công suất thông thường, dẫn tới tốn điện năng dư thừa mà lại tạo tiếng ồn khó chịu trong quá trình sử dụng.

Để hạn chế điều này, người dùng nên chủ động "làm vệ sinh" máy tính, laptop sau khoảng 3-6 tháng sử dụng bằng chổi hoặc máy thổi bụi. Nếu chưa có kinh nghiệm làm vệ sinh máy tính, hoặc laptop, bạn có thể tham khảo các dịch vụ bảo trì máy tính trên mạng hoặc ngay tại cửa hàng nơi mua máy.

Dây cable nối



Trong quá trình bảo trì máy, người dùng được khuyến cáo nên kiểm tra lại dây dable, jack kết nối trước khi khởi động lại máy. Đôi khi một vài vấn đề của máy tính lại chỉ đến từ những việc đơn giản như: lỏng khe cắm RAM, lỏng chân VGA, hoặc dây cable màn hình.

Quá tải điện



Quá tải điện, hay còn gọi là sốc điện có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân như sét đánh qua đường dây điện, đường cable Internet,.. Quá tải điện có thể dẫn tới nhiều vấn đề nghiêm trọng cho máy tính, cũng như laptop: Nhẹ thì khiến thông tin dữ liệu bị mất, nặng thì khiến các linh kiện như bộ nguồn, mainboard, ổ cứng bị hư hại, cháy hỏng hoặc giảm mạnh tuổi thọ. Tuy nhiên các trường hợp về quá tải điện thường khá hy hữu, và ít khi xảy đến trong quá trình sử dụng máy.

Mất điện


Bên cạnh vấn đề về quá tải điện, thì tình trạng mất điện dẫn tới sụp nguồn có thể xảy ra thường xuyên hơn, và cũng gây những tác hại nhất định cho hệ thống. Thông thường, sụp nguồn rất dễ dẫn tới mất dữ liệu, và ổ cứng HDD/ SSD có thể chịu những thương tổn vĩnh viễn.

Mất điện đột ngột cũng gây hại tới hầu hết linh kiện bên trong máy tính, khiến tỷ lệ sau này chúng gặp lỗi sẽ cao hơn, nguồn dễ bị cháy hơn, và mainboard cũng bị giảm tuổi thọ. Để hạn chế vấn đề mất điện, đặc biệt là tại những khu vực có điện kém ổn định, người dùng nên trang bị cho mình các bộ nguồn cấp điện đề phòng khi có sự cố.

Các tác động vật lý


Các linh kiện điện tử nói chung đều dễ hỏng hóc khi xảy ra va đập hay có các tác động vật lý. Cũng chính vì lý do này mà người dùng nên lưu ý khi sử dụng máy tính, cũng như laptop, tránh rơi vỡ, va đập dẫn tới ảnh hưởng các linh kiện bên trong.

Trong đó, ổ cứng HDD và ổ SSD là những linh kiện dễ tổn thương nhất với va đập, đặc biệt là trong khi đang hoạt động. Các chấn động vật lý cũng có thể khiến các linh kiện bị trật khỏi khe cắm, hay các đường cable bị tuột và khiến máy không thể hoạt động bình thường.

7. Phần mềm


Các vấn đề về phần mềm thường không trực tiếp ảnh hưởng tới tuổi thọ của PC, nhưng chúng có thể khiến thiết bị của bạn chạy ì ạch hoặc không đạt hiệu suất như mong đợi. Trước hết, người dùng cần đảm bảo máy tính được cài đặt các chương trình bảo mật chống virus và kích hoạt tường lửa để ngăn chặn các tệp tin gây hại. Sau đó, chúng ta cần quản lý dữ liệu bên trong máy cho hợp lý, tắt các ứng dụng chạy ngầm, xóa bỏ phần mềm không cần thiết,.. để gia tăng tốc độ cho máy tính.

Nguồn: Nguyễn Nguyễn
Theo MakeUseOf


 Từ tìm kiếm trên Google bạn nhé: shopmaytinhqd
Các bạn xem thêm:   


Tìm hiểu về ổ cứng HDD và ổ đĩa DVD trước khi mua

Với tinh thần học hỏi và cùng phát triển. Shop máy tính Q&D xin giới thiệu bài viết tìm hiểu về các thông số ổ cứng HDD và ổ đĩa DVD cho máy vi tính, để ae tiện theo dõi trước khi mua các sản phẩm này về dùng.


Máy vi tính cần phải có ổ đĩa để lưu trữ chương trình và dữ liệu, ổ đĩa cứng được xem là một thiết bị không thể thiếu và luôn được lắp sẵn bên trong máy. Ngoài ra đôi lúc máy vi tính còn cần truy xuất đến các dữ liệu bên ngoài cho nên việc trang bị thêm ổ đĩa quang là điều cần thiết.

Sau đây là các thông số cần biết trước khi lựa chọn ổ đĩa cho máy vi tính:

1- Ổ ĐĨA CỨNG (HDD)

Ổ đĩa cứng (HDD) là thiết bị không thể thiếu trong máy vi tính, nó chứa chương trình để giúp máy vi tính hoạt động và lưu dữ liệu của người sử dụng. HDD có nhiều chuẩn, loại, dung lượng... Một máy vi tính có thể gắn nhiều HDD, số lượng tùy theo số đầu cắm trên Mainboard cho phép.

* Chuẩn

ATA: Chuẩn HDD cũ, có đầu cắm 40 chân và sử dụng dây cáp dẹt.

SATA: Chuẩn HDD mới, dây cắm nhỏ gọn, tốc độ cao hơn ATA và sử dụng dây  Data và dây cung cấp điện riêng.

ATA/100/133/300: Tốc độ truyền dữ liệu của HDD, số càng lớn tốc độ càng cao.

HDD của máy để bàn (Desktop) có kích thước là 3.5" (Inches) còn HDD của máy tính xách tay (Laptop) có kích thước là 2.5".

* Tốc độ quay

Hiện nay các HDD đều có tốc độ quay thấp nhất là 7.200 rpm (vòng trên một phút). 

Tốc độ quay càng cao thì việc truy xuất dữ liệu của HDD càng nhanh. 

Tuy nhiên việc vận hành với tốc độ cao sẽ làm cho nhiệt độ của HDD tăng cao.

* Dung lượng

Dung lượng là khả năng lưu trữ của HDD, được tính bằng GB. Lưu ý giá thành của HDD dung lượng thấp và HDD dung lượng cao chênh lệch nhau không nhiều, nên cân nhắc để lựa chọn cho phù hợp.

Để cài đặt Hệ điều hành windows XP và các chương trình cần thiết chỉ cần HDD có dung lượng khoảng 40GB là đủ để đáp ứng cho những người sử dụng thông thường, nếu sử dụng các công việc có nhu cầu lưu trữ nhiều dữ liệu như xử lý phim, ảnh,... thì nên lựa chọn ổ đĩa cứng lớn hơn.

Ngoài ra với phong trào xem phim chuẩn HD trên máy vi tính hiện nay thì cũng nên nghĩ đến các HDD có dung lượng lớn hơn 1TB (khoảng 1.000GB).

* Bảo hành

Tùy theo mỗi nhà sản xuất mà ổ đĩa cứng sẽ có chế độ và thời hạn bảo hành khác nhau, thông thường ít nhất là 12 tháng. Một số ổ đĩa cứng có thời hạn bảo hành từ 3 đến 5 năm nhưng các nhà phân phối hoặc cửa hàng bán lẻ lại giảm xuống chỉ còn 1 năm (12 tháng), hãy tìm mua tại các cửa hàng có  đầy đủ thời hạn bảo hành từ chính hãng.

Ổ đĩa cứng được chấp nhận bảo hành khi bị lỗi bề mặt (Bad Sectors), hư phần cơ, điện tử nhưng phải trong tình trạng không có dấu hiệu bị cháy nổ chip (IC), rơi,... và tem bảo hành còn thời hạn, không bị rách. Một số nơi chấp nhận bảo hành khi bị cháy, nổ chip...

Đa số các máy vi tính thường chỉ có một HDD nhưng được phân chia làm nhiều phần (phân vùng, partition) tạo thành nhiều ổ đĩa cứng khác nhau để giúp tiện việc quản lý dữ liệu chứ không phải có nhiều HDD.

2- Ổ ĐĨA QUANG (CD/DVD-ROM)

Máy vi tính ngày nay thường không thể thiếu ổ đĩa quang (CD/DVD) bởi vì các chương trình cài đặt thường được đóng gói dưới dạng đĩa CD/DVD và một số chương trình sau khi được cài đặt vẫn cần sử dụng CD/DVD để hoạt động. 

Ngoài ra các máy vi tính còn được trang bị thêm đĩa CD-Writer (đọc và ghi đĩa CD) DVD-Writer (đọc và ghi đĩa CD,DVD), ổ DVD COMBO (đọc CD và DVD, ghi CD).

* Chuẩn


IDE là chuẩn cũ, có đầu cắm và dây giống HDD ATA.

SATA là chuẩn mới có đầu cắm và dây giống HDD SATA.

* Tốc độ

Tốc độ truy xuất dữ liệu của ổ đĩa, được ký hiệu là X, trị số X của CD là 150 KBps còn trị số X của DVD là 1,38 MBps (1MB=1024KB) cho nên bạn đừng ngạc nhiên khi nhìn thấy tốc độ ghi trên CD-ROM là 52X còn DVD-ROM "chỉ có" 16X.

Tốc độ thấp nhất hiện nay của các ổ đĩa quang cũng đủ đáp ứng mọi yêu cầu sử dụng, không nhất thiết phải chọn tốc độ cao khi không thật sự cần thiết.

* Bảo hành

Thời hạn bảo hành cho ổ đĩa quang thông thường là 12 tháng, được chấp nhận bảo hành khi bị tình trạng không đọc hoặc kén đĩa, hư phần cơ... và tem bảo hành phải còn giá trị.

* Thông số của vài loại ổ đĩa quang:


Loại
Tốc độ CD
Tốc độ DVD
Đọc (R)
Ghi (W)
Xóa, ghi lại  (RW)
Đọc (R)
Ghi (W)
Xóa, ghi lại  (RW)
CD
52X
Không
Không
Không
Không
Không
DVD
48X
Không
Không
16X
Không
Không
CD-writer
52X
52X
32X
Không
Không
Không
DVD-writer
48X
48X
32X
16X
16X
8X



Nguồn: buaxua.vn

Từ tìm kiếm trên Google bạn nhé: shopmaytinhqd    
Các bạn xem thêm: